Bạn đang ở đây

Tin nổi bật

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tín dụng.
Trong quá trình phân tích thông tin, thẩm định viên có thể đưa ra những giả thiết đối với những thông tin thu thập còn hạn chế, chưa chắc chắn mà không thể khắc phục được.
Bộ Tài chính đề xuất tăng cường tiêu chuẩn, điều kiện của thẩm định viên về giá, gắn với đó là nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của thẩm định viên trong hoạt động thẩm định giá.

Kết nối với chúng tôi

Những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Những điều cần biết về thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Ngày: 23/12/2015

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Sở hữu trí tuệ là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của chủ thể bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với loại tài sản trí tuệ. 

thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ bao gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền

Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm: (1) Sở hữu công nghiệp dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí quyết công nghệ và (2) Bản quyền (quyền tác giả) dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Để hiểu được về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ, cần nắm rõ rằng tài sản trí tuệ cũng như quyền sử dụng đất đai, tài sản nếu xét về khía cạnh tương đối thì mỗi tài sản trí tuệ đều không định lượng, không có vật để so sánh. Việc xác định giá tài sản sở hữu trí tuệ dựa trên các phương pháp chủ yếu là chi phí, thu nhập và thặng dư. Tuy nhiên, việc định giá tài sản trí tuệ khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình.

Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này. Ngay khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì người sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội.

Tài sản trí tuệ có một thị trường chuyển nhượng hạn chế, ít người quan tâm điều đó sẽ khó có thể tìm ra được giá trị thật của một tài sản trí tuệ. Về cơ bản thì giá trị của tài sản trí tuệ được xác định bằng mức độ quan tâm của của người mua và mức độ chấp nhận được của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.

thẩm định giá trị quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội

Xác định giá trị tài sản là quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích:

Mua bán

Chuyển nhượng

Cầm cố, thế chấp

Vay vốn ngân hàng

Xác định giá trị tài sản khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án  

Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính; đầu tư và góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp;

Xác định giá trị đầu tư...

Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Giấy yêu cầu thẩm định giá.

- Giấy chứng nhận Quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu thẩm định giá.

- Tên cá nhân, doanh nghiệp sáng chế / Tên cá nhân, doanh nghiệp sở hữu Quyền sở hữu trí tuệ / Tài liệu kỹ thuật, catalogue: tính năng kỹ thuật, công suất thiết kế, năng lượng tiêu hao,…

- Hồ sơ về quá trình nghiên cứu, phát minh sáng chế

- Hồ sơ về nghiệm thu, chi phí nghiên cứu, phát minh sáng chế

- Các tài liệu khác có liên quan khác để phục vụ quá trình thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

 Vân Anh